Cách nuôi ong mật tại nhà cần phải đúng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài thiết kế tổ ong, chọn môi trường sống thì chúng ta còn phải biết cách chia đàn để tăng số đàn, tăng lượng mật thu về.
Nuôi ong lấy mật là nghề đem lại nguồn thu nhập lâu dài cho gia đình. Bạn có thể tận dụng diện tích vườn cây hiện có, thêm thiết kế ngôi nhà cho ong là đã có thể bắt tay ngay vào cách nuôi ong mật tự nhiên. Làm sao tăng lượng mật ong thu về thì các bạn hãy cùng Thích Khám Phá tìm hiểu chi tiết nhé!
Nội dung
Cách nuôi ong lấy mật tại nhà cần có những gì?
Chuẩn bị tổ ong
Ong chúa còn gọi là mẹ của đàn ong, là chỉ huy của cả đàn. Vì thế, nó mang tính chất quyết định sự khỏe mạnh và bền lâu của tổ ong. Từ ong chúa sẽ sinh ra ong đực và các ong thợ.
Ong đực nở ra từ trứng không có thụ tinh. Nó có nhiệm vụ giao phối với ong chúa để duy trì nòi giống.
Ong thợ là những chú ong cái được nở ra từ trứng có thụ tinh. Chúng không có khả năng giao phối và sinh sản. Nhiệm vụ chính của ong thợ là tìm kiếm mật hoa.
Thiết kế thùng ong và khung cầu
Mọi sinh hoạt của tổ ong đều diễn ra trong ngôi nhà của chúng. Hay nói chính xác hơn đó là bánh tổ hoặc cầu ong. Vì thế, chúng ta cần phải thiết kế thùng nuôi ong để làm nhà cho chúng. Nếu thùng ong tốt thì hiệu quả kinh tế sẽ có thu hoạch cao. Hiện nay, thùng ong được dùng phổ biến ở hai dạng.
- Dạng dùng thân cây tròn rỗng ruột. Điều này sẽ giúp đàn ong sinh trưởng tốt khi được sống chan hòa thiên nhiên. Điểm bất cập của kiểu thùng này là khó khăn khi trong việc tạo ra lượng mật ong nhiều.
- Dạng thùng ong với khung cầu di động. Nó sẽ giúp ích cho việc tăng năng suất lấy mật.
Các dụng dụng hỗ trợ việc lấy mật
- Dao cắt mặt tổ để lấy mật
- Khay đựng
- Máy quay li tâm để lấy mật ong
- Dụng cụ lọc khi khai thác mật
- Kim di trùng
Hướng dẫn cách nuôi ong mật
Chọn địa điểm để đặt tổ ong
Nơi để đặt tổ ong cần phải thoáng mát yên tĩnh. Chúng ta cần tránh địa điểm gần đường giao thông, các nhà máy sản xuất, xí nghiệp, chốn đông người.
Những địa điểm như nguồn hoa nhiều, nơi ít có dịch bệnh cây trồng, nơi không có chim thú và ong rưng phá hoại… cần ưu tiên để đặt tổ ong.
Thiết lập ngôi nhà cho đàn ong
Thùng ong nên kê cao khoảng 25 – 30cm so với mặt đất. Cần tránh đặt trên sân gạch, nền xi măng, nơi qúa ẩm ướt hoặc gần chuồng gia súc. Khoảng cách giữa các thùng ít nhất là 1m.
Cửa ra vào nên đặt ở các hướng khác nhau. Lưu ý cần tránh chướng ngại vật trước cửa tổ để ong thuận tiện khi ra vào ngôi nhà của mình. Ưu tiên vị trí dưới hiên nhà, dưới tán cây rộng, cạnh gốc cây, gần nguồn nước.
Các kỹ thuật nuôi ong mật tại nhà cần nắm
Nhận biết và hạn chế ong chia đàn tự nhiên
Dấu hiệu nhận biết tổ ong chia đàn
Đàn ong sẽ tự tách tổ khi nguồn thức ăn nhiều, khí hậu tốt. Hơn nữa, số lượng tổ ong bên trong đông đúc làm ngôi nhà của chúng bị chật chội.
Dấu hiệu nhận biết đàn ong sắp tách ra sẽ dựa vào cách xây tổ. Các chú ong thợ sẽ xây nhiều lỗ cho tổ ong đực và 5 – 10 lỗ cho ong chúa ở hai góc và phía dưới bánh tổ.
Ong chia đàn tự nhiên sẽ làm giảm đi lượng mật ong tạo ra. Chính vì thế, bạn cần phải ngăn ngừa tính trạng này trước khi nó diễn ra.
Biện pháp ngăn chia đàn trong cách nuôi ong mật tại nhà
Trong trường hợp đàn ong ít quân
Chúng ta nên thay ong chúa cũ bằng ong chúa mới vào thời điểm nguồn hoa nở nhiều. Thêm vào đó hãy cấp thêm tầng chân, quay mật, nới rộng khoảng cách cầu và loại bỏ các vật chống rét.
Trong trường hợp đàn ong mạnh và đông
Chúng ta cần phải cho chúng ăn đủ no. Thêm vào đó thực hiện lựa chọn những ong chúa khỏe để đặt ở vị trí trống của 2 góc và dưới bánh tổ để chuẩn bị chia đàn.
Cách chia đàn để tăng lượng mật ong
Chia song song
Cách làm này sẽ tạo ra một môi trường sống hoàn toàn giống như nơi ở hiện tại của tổ ong. Vì thế, chúng ta hãy thiết kế y ngôi nhà cũ với vị trí gần nhau. Sau khi đã quen dần thì nới rộng khoảng cách xa hơn, chỉnh hướng cửa ra 2 hướng khác nhau.
Lợi ích của cách chia đàn song song này sẽ giúp tổ ong mới nhanh chóng phát triển. Chúng ta cũng tiện hơn mỗi khi chăm sóc và kiểm tra các tổ.
Chia bằng cách dời chỗ
- Chúng ta cần phải thiết kế thùng ong mới.
- Sau đó đặt nó lại gần đàn cần tách và tách lấy khoảng 2 – 3 cầu cho vào thùng mới. Nhớ mang kèm cả ong chúa đi theo
- Di chuyển thùng mới này đến địa điểm cách tổ ong cũ khoảng 1km.
Chia đàn bằng cách tách cầu
- Cách này chỉ áp dụng khi chúng ta đã có nhiều tổ ong.
- Mỗi ngày lấy 1 cầu ở một tổ khác nhau. Lấy khoảng 3 cầu là được.
- Thực hiện chăm sóc và cho ăn bình thường đến khi ong chúa tổ mới sinh sản.
Cách bổ sung thức ăn cho ong
Thức ăn tự nhiên của ong chính là mật hoa và phấn ong. Tuy nhiên, vào những lúc hoa không nở hoặc nở quá ít thì chúng ta cần phải bổ sung thêm lượng thức ăn cho chúng.
Giải pháp cung cấp thức ăn tự mình làm cho đàn ong mang lại rất nhiều lợi ích. Nó giúp ong không bị bốc bay và duy trì lượng mật ong tạo ra đều, ổn định. Đặc biệt là làm tăng số lượng ong, tạo nên nhiều tổ ong mới.
Chúng ta có thể hòa tan đường trong nước ấm để làm thức ăn bổ sung cho ong. Ngoài ra còn có thể cho thêm phấn hoa nguyên chất, bột đậu nành để tăng thêm chất dinh dưỡng.
Trên đây là những chia sẻ về cách nuôi ong mật tại nhà mà bạn không nên bỏ qua. Đây là cơ hội để chúng ta tăng thêm thu nhập cho gia đình nếu đã có sẵn vườn cây trong nhà. Chúc các bạn thành công với mô hình này.
Cập nhật lúc: 22:37, 06/08/2021